Trồng răng Implant có phải ghép xương không là thắc mắc của khá nhiều khách hàng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải cấy ghép xương trước khi tiến hành trồng răng Implant. Dưới đây là một số trường hợp cần phải ghép xương răng trước khi trồng răng Implant.

Trường hợp nào phải ghép xương khi trồng răng Implant?
1. Trồng răng Implant là gì?
Trước khi tìm hiểu những trường hợp cần cấy ghép xương trước khi trồng răng, chúng ta cùng tìm hiểu trồng răng Implant là gì nhé!
Trồng răng Implant hay còn gọi là cấy ghép, cắm trụ Implant là kỹ thuật trồng răng giả cố định tốt nhất hiện nay. Quy trình trồng răng Implant bác sĩ sẽ phải kiểm tra xem bệnh nhân có đủ điều kiện cấy ghép không. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đặt trụ Implant ở xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất. Bạn sẽ phải đợi một thời gian để trụ Implant tích hợp với xương hàm. Cuối cùng, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên trụ Implant để hoàn tất quá trình trồng răng Implant.
2. Trường hợp nào cần phải ghép xương trước khi trồng răng Implant?
Kỹ thuật ghép xương khi cấy implant được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương hàm (xương ổ răng). Tức là, phần xương tại vị trí mất răng bị suy giảm hoặc thoái hóa về mật độ (chiều cao, chiều rộng, chiều dài của xương không đủ dày). Nếu không ghép xương, xương hàm sẽ không đủ khả năng để nâng đỡ trụ implant, khiến ca điều trị bị thất bại.
Mật độ của xương hàm được duy trì là nhờ vào sự kích thích truyền đến từ chân răng, thông qua hoạt động ăn nhai của chúng ta. Vì thế, khi mất răng, xương hàm không còn nhận được kích thích nên việc bị phá hủy lẽ tất nhiên. Ngoài ra, bệnh viêm nha chu cũng có thể gây ra tình trạng tiêu xương như khi bị mất răng.
Bởi vì xương hàm không thể tự phục hồi, cho nên bác sĩ buộc phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật ghép xương. Ghép xương là một kĩ thuật nha khoa giúp phục hồi phần xương hàm đã bị phá hủy, làm tăng kích thước của xương sao cho đạt tiêu chuẩn để tiến hành cấy implant.
Tuy nhiên, để biết chính xác trường hợp của mình có phải cấy ghép xương trước khi trồng răng Implant không, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa để được tư vấn nhé! Bởi vì xương hàm không thể tự phục hồi. Vì thế, khi bị tiêu xương, bác sĩ buộc phải ghép xương để khôi phục xương đã mất.
3. Có những phương pháp cấy ghép xương nào?
Khi xương hàm của bệnh nhân bị tiêu biến, bác sĩ buộc phải chỉ định ghép xương trước khi tiến hành trồng răng implant. Dưới đây là 3 phương pháp thường được bác sĩ sử dụng nhiều nhất để ghép xương.
+ Xương tự thân: Bác sĩ sẽ sử dụng xương từ chính cơ thể của bệnh nhân để bổ sung vào phần xương hàm đã bị tiêu biến. Xương tự thân thường được lấy từ các vị trí khác trên cơ thể như xương hông, xương cằm, xương màng chậu…
+ Xương từ người khác: Xương này được lấy từ người hiến tặng. Sau khi trải qua quá trình thăm khám và xét nghiệm kĩ lưỡng, bác sĩ sẽ cấy mô xương của người hiến tặng vào vị trí xương hàm bị thiếu khuyết.
+ Xương nhân tạo: Một dạng xương sinh học được chế tạo từ hóa chất, có thành phần chính là Beta-tricalcium photphate (gần giống với xương thật). Xương nhân tạo có thể tự tiêu tan, đồng thời giúp kích thích quá trình tạo xương và làm tăng mật độ xương.
Phương pháp trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất cho khách hàng bị mất răng và là phương pháp tiết kiệm chi phí trong tương lai cho khách hàng!
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý răng hàm mặt, hiện nay Hệ thống Nha Khoa NBI đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu khách hàng có các bệnh lý về răng hàm mặt thì bạn có thể đến Hệ thống Nha Khoa NBI để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe.